Dụng cụ thể tích thủy tinh

Thứ tư - 07/06/2023 05:53
Dụng cụ thể tích thủy tinh sử dụng trong các phòng thí nghiệm/xét nghiệm bao gồm:  Pipet bầu, pipet vạch, buret, ống đong, bình định mức và một số dụng cụ hỗ trợ khác như bình tam giác (Erlen), cốc có mỏ (becher), pasteur pipet ...
Xét về mặt ISO 17025, các loại dụng cụ đo lường sử dụng cho mục đích để lấy/xác định chính xác lượng thể tích ( dung môi, dung dịch ...) thuộc loại dụng cụ đo lường cần hiệu chuẩn.
Dụng cụ thể tích thủy tinh sử dụng trong các phòng thí nghiệm
Dụng cụ thể tích thủy tinh sử dụng trong các phòng thí nghiệm
Trước khi chi tiết về các loại dụng cụ này, cần phải phân biệt là có 2 nhóm dụng cụ thể tích được chia theo mục đích sử dụng: một là loại đổ ra, hai là loại đổ vào. Đây là khái niện cực kì quan trọng để có thể lựa chọn và sử dụng cụ thể tích một cách hợp lý nhất.
 
Dụng cụ thể tích loại đổ ra: được hiểu là loại dụng cụ mà lượng thể tích cần lấy phải được đổ ra khỏi dụng cụ  để có được thể tích mong muốn (thể tích danh định). Ví dụ như: pipet, buret

Dụng củ thể tích loại đổ vào: được hiểu là loại dụng cụ mà lượng thể tích cần lấy phải được chứa trong dụng cụ  để có được thể tích mong muốn (thể tích danh định). Ví dụ như bình định mức.

Ống đong thì có thể thuộc loại đổ ra hoặc đổ vào tùy thuộc vào loại được quy định cụ thể.

Lưu ý: để nhân biết dụng cụ thuộc loại nào, thường trên thân của các dụng cụ sẽ có các kí hiệu nhận biết. Nếu là td ( to deliver), ex ( External) thì là loại đổ ra. nếu là In (Internal), TC (To contain) thuộc loại đổ vào.

Pipet bầu về mặt lý thuyết phần giữa của nó sẽ có 1 phần phình ra (gọi là bầu), nhờ đó phần thân trên có thể thiết kế với đường kính nhỏ hơn. Việc thiết kế như vậy nhằm mục đích hạn chế tối đa dung sai do mắt nhìn tại vạch mức. Tuy nhiên trên thực tế một số pipet có thể tích nhỏ có thể được thiết kế mà không có bầu ở phần giữa thân mà vẫn đạt được độ chính xác theo tiêu chuẩn. Trong thực tế pipet bầu còn đượcsử dụng với tên như pipet 1 vạch hoặc pipet 2 vạch.

Cần lưu ý rằng pipet 1 vạch, 2 vạch này không thuộc về loại pipet vạch.

Pipet vạch về mặt cấu tạo sẽ không có phần thân phình ra (bầu). Trên thân của pipet loại này có khắc rất nhiều vạch. Thể tích giữa hai vạch gần nhau nhất của pipet loại này chính là độ phân giải của nó. 
Cần lưu ý là về mặt tiêu chuẩn cho phép thì với cùng 1 thể tích danh định thì pipet vạch có độ chính xác kém hơn so với pipet bầu. Loại pipet này thường được sử dụng để lấy chính xác 1 lượng thuốc thử hoặc dung môi. Trong khi pipet bầu được ưu tiên sử dụng để lấy thể tích chính xác dung dịch chuẩn.

Ống đong về mặt cấu tạo, ống đong có dạng hình trụ, phía dưới đáy là chân đế mở rộng ra so hơn với thân nhằm giúp cho ống đong có thể đứng vững trên mặt phẳng. Ống đong thường có độ phân giải lớn (kém chính xác hơn so với pipet vạch). Ống đong trong thực tế thường được sử dụng khi người ta cần lấy các thể tích tương đối lớn (có thể lên đến 2 lít hoặc nhiều hơn) mà không yêu cầu chính xác cao như dung môi, acid đặc ...

Lưu ý: pipet vạch thường thấy trong các phòng thí nghiệm có thể tích lớn nhất là 25 mL. Do đó khi cần lấy lượng thể tích lớn hơn thì sử dụng ống đong sẽ hợp lý hơn trong nhiều trường hợp.

Buret thủy tinh, về mặt cấu tạo và độ chính xác có thể xem như tương đương với pipet vạch, sự khác biệt nằm ở phần gần cuối của cây buret người ta thiết kế thêm 1 vale có khả năng đóng/mở/điều chỉnh sao cho chất lỏng chảy ra từ thân buret được kiểm soát dễ dàng. Về mặt lý thuyết người ta cũng có thể sử dụng buret thủy tinh để lấy ra 1 lượng thể tích chính xác ( thay cho pipet vạch). Tuy nhiên buret thủy tinh được thiết kế nhằm cho mục đích riêng đó là chuẩn độ. Sau khi 1 quá trình chuẩn độ kết thúc người ta sẽ thấy được lượng dung dịch tiêu tốn. Điểm này tương đối khác so với cách sử dụng pipet vạch. Khi dùng pipet vạch thường là người ta sẽ định sẵn lượng thể tích cần lấy, sau đó canh  tại các vạch mức để lấy được 1 lượng thể tích xác định.

Bình định mức, về mặt cấu tạo, bình định mức giống như bình chứa (ống đong cũng là loại bình chứa). Tuy nhiên bình định mức được thiết kế khác hơn nhiều so với ống đong là phần thân dưới của nó được thiết kế dưới dạng bầu. Và do đó nguyên lý của nó tương tự như pipet bầu, phần thân trên, tại vạch mức được thiết kế nhỏ lại nhằm đạt được độ chính xác tốt hơn. Bình định mức được thiết kế bắt buộc đi kèm là 1 nắp đậy. Trong khi ống đong có thể có hoặc không có nắp đậy. Bình định mức được thiết kế để chứa 1 thể tích chính xác, và thường thì người ta sử dụng bình định mức để pha các dung dịch chuẩn. 

Cần lưu ý là nắp đậy hết sức quan trọng với bình định mức, khi mà bình mức chứa dung dịch bên trong, đậy nắp và quay trúc đầu xuống dưới, thì phần dung dịch này không được phép chảy ra ngoài. 

Để kiểm tra, hiệu chuẩn dụng cụ thể tích thủy tinh có thể tham khảo: Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 1044:2011 (ISO 4787:2010).
Các yêu cầu kỹ thuật ( Sai số cho phép dụng cụ thể tích thủy tinh) có thể tham khảo: TCVN 7149 - Buret, TCVN 7150 - Pipet vạch, TCVN 7151- Pipet bầu, ISO 7153  Bình định mức

Tác giả bài viết: Hiệu chuẩn- AoV

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản-Pháp luật

28/2023/NĐ-CP

Nghị định 28/2023/NĐ-CP của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Khoa học và Công nghệ

Thời gian đăng: 03/06/2023

lượt xem: 401 | lượt tải:84

766-QĐ-BKHCN

Bộ Khoa học và Công nghệ quyết định Về việc công bố Tiêu chuẩn quốc gia

Thời gian đăng: 03/06/2023

lượt xem: 288 | lượt tải:241

674-QĐ-BKHCN

Về việc công bố Tiêu chuẩn quốc gia

Thời gian đăng: 03/06/2023

lượt xem: 303 | lượt tải:276

A00-09

Quy trình giải quyết khiếu nại, phàn nàn

Thời gian đăng: 08/06/2023

lượt xem: 310 | lượt tải:127

109/2018/NĐ-CP

Nghị định 109-2018 Chính phủ

Thời gian đăng: 27/05/2023

lượt xem: 264 | lượt tải:97

Chương trình đào tạo

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây